Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới


Những nam giới thường cởi mở, thoải mái trong chuyện tình dục, và đó cũng chính là nguy cơ khiến cho cánh mày râu dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có bệnh giang mai. Vậy bệnh giang mai ở nam giới là như thế nào, nó có thể gây nên những ảnh hưởng gì, và cách phòng ngừa bệnh ra sao?

Giang mai là một bệnh nguy hiểm, do nó có thể gây nên những ảnh hưởng hết sức nặng nề cho người bệnh nếu không sớm được phát hiện, điều trị. Tuy là một bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh vẫn có thể điều trị được nếu sớm được phát hiện, và điều trị đúng phương pháp, hiệu quả.

Những con đường lây truyền bệnh giang mai ở nam giới


- Do quan hệ tình dục không an toàn: đây chính là con đường dễ gây lây nhiễm bệnh giang mai cũng như những bệnh xã hội khác. Dù cho là bạn quan hệ bằng đường sinh dục, đường hậu môn, hay đường miệng với người bệnh thì bạn cũng đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

- Lây truyền qua đường máu: có những trường hợp bị mắc bệnh ở giai đoạn ủ bệnh mà không có biểu hiện rõ ràng. Nếu như bạn đi hiến máu thì người nhận máu của người hiến sẽ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. 

Nếu bạn không bị bệnh mà có dùng chung bơm, kim tiêm với người bệnh thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhễm bệnh.

- Lây nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh: Nếu những đấng mày râu tiếp xúc vào những vết thương hở của người mắc bệnh giang mai thì bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh vì mầm bệnh có ở da nhiều nhất. Do đó, người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân không nên dùng chung những đồ dùng cá nhân của nhau, cũng cần phải tránh những va chạm dễ dẫn đến chảy máu. 



Triệu chứng bệnh giang mai 


- Ở giai đoạn 1: 


Trong giai đoạn này người bệnh thường có những biểu hiện là vết loét ở vùng vi khuẩn gây bệnh, còn được gọi là săng gian mai. Ở những bộ phận sinh dục như bao quy đầu, quy đầu, thân dương vật ở nam giới… là những nơi vi khuẩn thường xâm nhập, gây bệnh.

Những vết loét này thông thường không gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy gì, nó cũng không đau, không có mủ. Chúng có màu đỏ, ở đáy vết loét thâm nhiễm cứng, ngoài ra người bệnh có thể còn bị nổi hạch hai bên vùng bẹn.

- Ở giai đoạn 2


Ở giai đoạn này, người bệnh thường có những biểu hiện như: nốt ban đối xứng, có màu hồng, nhưng không gây ngứa ngáy... Bệnh thường khu trú ở hai bên mạng sườn, ngực, hay vùng bụng… Những triệu chứng này của bệnh thường xuất hiện khoảng 1-2 tuần, và chúng phát triển trong 1-3 tuần và sau đó nhạt dần và mất đi.

Ngoài ra người bệnh còn có thể thấy có những mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở trên da và niêm mạc... Chúng có ranh giới rõ ràng, có màu đỏ, không liên kết với nhau, và những nốt sẩn này thường hay bong vảy, có viền da ở xung quanh sẩn.

- Ở giai đoạn 3


Trong giai đoạn này thì người bệnh thường không có những biểu hiện nào được rõ ràng, thường chỉ được xác định khi làm xét nghiệm huyết thanh để chuẩn đoán.

- Ở giai đoạn 4


Củ giang mai, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch chính là ba hình thức biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này.

Bệnh giang mai ở nam giới có nguy hại gì ?


Giang mai có thể gây nên những biến chứng hết sức khó lường như: gây suy giảm chức năng thị giác của người bệnh… Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu như viêm tắc nghẽn động mạch chủ, u động mạch chủ…

Ngoài ra bệnh còn có thể gây nên những tổn thương đến các cơ quan của cơ thể bị nhiễm bệnh, gây nên viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, rối loạn tâm thần, viêm gan… Có những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng (giang mai thần kinh) sẽ có thể bị bại liệt toàn thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống, đột qụy, hay bị động kinh …

Hơn nữa đây là bệnh rất dễ lây nhiễm, và rất dễ tái phát nếu không được điều trị hiệu quả, kịp thời.

Điều trị bệnh giang mai ở nam giới


Những nguy hại mà bệnh giang mai có thể gây nên là hết sức khó lường, do đó những đấng mày râu nên cẩn trọng sớm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời. Bạn không nên để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe của bản thân và dễ lây truyền cho người khác.

Tại Đa Khoa Quốc Tế HCM người bị mắc bệnh giang mai có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm (trong giai đoạn đầu) bệnh có thể được điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra bệnh còn có thể được kết hợp điều trị bằng với thuốc Đông y. Trong khi thuốc Tây y giúp đẩy lùi nhanh các xoắn khuẩn giang mai thì thuốc Đông y giúp làm tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, hạn chế những tác dụng phụ của thuốc Tây y, ngăn ngừa bệnh tái phát được hiệu quả hơn…

Bạn cần lưu ý rằng, trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cũng như những chỉ dẫn của bác sĩ, bạn không được tự ý mua thuốc để điều trị hay ngừng điều trị giữa chừng… Đó là một số những khuyến cáo của bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM mà bạn cần phải hết sức lưu ý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét